Không có chuyện- Việt Nam xâm phạm quyền tự do tôn giáo

(Bình luận về Báo cáo TDTG của Hoa Kỳ, 2021)

Bắc Hà

Theo hãng thông tấn RFA, Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế ngày 12/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ- Antony Blinken nói: “Tự do tôn giáo không kém quan trọng hơn bất kỳ quyền con người nào khác và chính phủ Mỹ sẽ bảo vệ quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới”.

Về tình hình tôn giáo Việt Nam, Báo cáo năm nay vẫn tiếp tục đưa ra các thông tin sai trái mà họ gọi là “Vi phạm quyền tự do tôn giáo của Chính phủ Việt Nam”. Đó là “Các hình thức can thiệp và hạn chế quyền tự do của các nhóm tôn giáo và người dân: Từ việc bắt giữ, đe dọa, giám sát,… cho đến hạn chế đi lại, tịch thu tài sản và từ chối yêu cầu đăng ký và các quyền khác”.

Ngay sau khi công bố, Báo cáo này đã bị Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối. Tại Website của Bộ Ngoại giao- Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra vào ngày 13/5, trong phần trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí về “phản ứng của Việt Nam trong Báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế vừa công bố của Mỹ,…”, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng nói: “Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2020 ( Công bố tháng 5 năm 2021) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề cập đến những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, Báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình tôn giáo thực tế tại Việt Nam”.

Tại cuộc họp báo-bà Hằng cũng tái khẳng định: “Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật”. … Đối với Hoa Kỳ, bà Hằng nói: “Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở trên tinh thần xây dựng với Hoa Kỳ về những vấn đề còn có sự khác biệt giữa hai quốc gia để tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.

Bình luận về Báo cáo này, nhiều tài khoản trên mạng cho rằng-Đó vẫn chỉ là “bổn cũ chép lại”. Còn nhớ Báo cáo này năm 2020 đã viết: “Điều kiện giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam…Vi phạm những chuẩn mực quốc tế- từ chối không cho các tù nhân tôn giáo được tiếp cận các nghi lễ phụng tự của tôn giáo mà họ tin theo… Đơn đăng ký thường bị “ngâm”nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm mà không cho biết quyết định giải quyết”…Tuy nhiên điều này đã bị thực tế bác bỏ.

Như nhiều người đã biết, hằng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều đưa ra 2 bản báo cáo: 1- “Báo cáo về tình hình nhân quyền trên thế giới”và 2- “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế”. Hai báo cáo này tuy gọi là về “tình hình thế giới”nhưng Hoa Kỳ tập trung chỉ trích vào những nhà nước do các Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền, đặc biệt là Việt Nam. Còn nhớ năm 2004, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Những quốc gia cần quan tâm đặc biệt) nhưng đến năm 2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã rút tên Việt Nam khỏi danh sách CPC… Năm 2020, Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thừa nhận: “Việt Nam có một số tiến bộ nhất định trong việc cho phép người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng”…

Bây giờ Bắc Hà xin được thông tin và có vài bình luận về Báo cáo Tự do tôn giáo năm 2020 ( Công bố gần đây). Theo thống kê- Hiện Việt Nam có khoảng hơn 97 triệu dân với khoảng trên 90% người dân theo một đức nào đó- bao gồm cả dạng được đăng ký với nhà nước và dạng không đăng ký. Đạo Phật là đạo lớn nhất tại Việt Nam với khoảng 14,9% dân số, tiếp theo là Công giáo với khoảng 7,4% dân số. Chính sách, pháp luật Việt Nam quy định: Các tôn giáo phải đăng ký với chính quyền các cấp… Đương nhiên, những tổ chức đã đăng ký sẽ được Nhà nước bảo hộ. Những tổ chức không hoặc chưa đăng ký thì không được bảo hộ,… nhưng không bị Nhà nước đàn áp. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của tất cả dân tộc, của các tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả đều bình đẳng như nhau.

Nhân đây BH xin được thông tin thêm: Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Theo thống kê điều tra dân số gần đây nhất, Việt Nam có 38 tổ chức tôn giáo, với trên 24 triệu tín đồ, 80.000 chức sắc và hơn 26.000 cơ sở thờ tự. Đông đảo người có đạo đã và đang tham gia các hoạt động chung của xã hội, đoàn kết xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”; nhiều chức sắc tôn giáo có uy tín đã được bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Vừa qua, trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhiều giáo phận Thiên Chúa giáo đã chấp hành “giãn cách xã hội”, không tập trung cầu nguyện ở nhà thờ. Ở Hà Tĩnh – theo Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, việc người dân tập trung cầu nguyện tại nhà thờ đã được điều chỉnh, dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức “Làm lễ trực tuyến”, nhà thờ không mở cửa đón người vào làm lễ.

Tuy nhiên theo một vài tài khoản cho biết: “vẫn còn ở đây đó chủ quan, nhiều người có đạo vẫn tụ tập đông người…Đây là điều đáng tiếc và cần phải xử lý theo giáo luật và pháp luật”. Cũng theo tài khoản đó: “Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo; Chính sách của Nhà nước là đại đoàn kết toàn dân;…không có lý do gì họ lại “chống lại mấy chục triệu người có đạo”./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.